Những chất liệu làm huy chương trao giải marathon phổ biến nhất hiện nay
Nguyễn Lan Anh
Thứ Tư,
16/07/2025
Nội dung bài
viết
Làm huy chương sao cho đẹp, không đụng hàng? Chọn chất liệu nào vừa bắt sáng trên sân khấu lại không “cháy” ngân sách? Bài viết này sẽ bật mí những chất liệu làm huy chương trao giải marathon phổ biến nhất hiện nay, từ cao cấp đến tối ưu chi phí kèm ưu, nhược điểm rõ ràng để bạn dễ dàng chọn đúng ngay từ đầu.
Huy chương trao giải marathon là gì?
Tìm hiểu về huy chương trao giải marathon
Huy chương trao giải marathon là loại giải thưởng trao cho những người hoàn thành xuất sắc và dành chiến thắng trong cuộc đua marathon. Huy chương thường có hình tròn hoặc oval hay các hình dáng khác liên quan đến cuộc thi. Về mặt thiết kế, huy chương marathon thường được treo trên một dây đeo có màu sắc tương ứng với vị trí xếp hạng của người nhận (vàng cho nhất, bạc cho nhì, đồng cho ba).
Ý nghĩa của huy chương trao giải marathon
Huy chương trao giải marathon có ý nghĩa gì?
Huy chương trao giải marathon không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các động viên mà chúng còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh với mỗi ban tổ chức.
Đối với vận động viên, huy chương là phần thưởng danh giá sau quá trình tập luyện nghiêm túc và bứt phá trên đường đua. Nó không chỉ ghi nhận thứ hạng, mà còn lưu giữ cảm xúc: niềm vui, sự xúc động, đôi khi là cả nước mắt.
Với ban tổ chức, một chiếc huy chương được thiết kế đẹp, sáng tạo, đúng tinh thần giải đấu sẽ nâng tầm hình ảnh sự kiện, giúp giải chạy ghi dấu ấn chuyên nghiệp, đáng nhớ trong lòng người tham gia.
Có thể người chạy chỉ tham gia một lần, nhưng chiếc huy chương sẽ khiến họ nhớ mãi về giải chạy ấy.
Chất liệu phổ biến thường dùng để làm huy chương marathon
Dưới đây là những chất liệu phổ biến thường được các ban tổ chức lựa chọn để làm huy chương trao giải marathon. Mỗi một chất liệu sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Chất liệu dùng trong chế tác huy chương marathon
Kim loại
Kim loại được xem là chất liệu truyền thống và phổ biến nhất thường được dùng ở nhiều giải đấu. Huy chương kim loại thường được làm từ hợp kim đồng, kẽm và sắt, đôi khi sẽ được mạ vàng, bạc để tăng vẻ đẹp cho chiếc huy chương.
- Ưu điểm: Sang trọng, bền đẹp với thời gian và được sử dụng phổ biến.
- Nhược điểm: Nặng và gia công khó khăn nếu chọn những kim loại mạ quý.
Pha lê
Huy chương pha lê thường mang đến cảm giác hiện đại, sang trọng và mang vẻ đẹp trong trẻo. Pha lê thường có bề mặt phẳng mịn, dễ khắc chìm bằng laser hoặc khắc 3D để tạo hiệu ứng độc đáo.
- Ưu điểm: Có giá trị thẩm mỹ cao, hiệu ứng dưới ánh đèn sân khấu đẹp, tạo ấn tượng mạnh.
- Nhược điểm: Dễ vỡ, khó bảo quản và chi phí đôi khi cao hơn so với các loại chất liệu khác.
Gỗ tự nhiên
Huy chương làm từ gỗ đang trở thành xu hướng mới, mang vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi nhưng không kém phần độc đáo, sáng tạo hiện nay. Các loại gỗ thường dùng để làm cúp như: gỗ sồi, gỗ thông, hoặc tre ép vừa nhẹ, vừa có vân đẹp.
- Ưu điểm: Dễ bảo quản, dễ chế tác theo phong cách riêng biệt.
- Nhược điểm: Không bền trong môi trường khắc nghiệt hay ẩm ướt, không tạo được kiểu mẫu như chất liệu khác.
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi thường gặp về huy chương marathon
Trong thời gian vừa qua, Cúp Độc Quyền nhận được rất nhiều câu hỏi xoay quanh huy chương trao giải cúp marathon hiện nay. Dưới đây là những câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất.
Thời gian sản xuất huy chương trao giải marathon
Thời gian sản xuất huy chương tùy thuộc vào thiết kế, chất liệu và số lượng đặt hàng. Với những mẫu có sẵn hoặc chỉnh sửa theo yêu cầu, thời gian hoàn thiện thường dao động từ 5 đến 7 ngày làm việc. Trong khi đó, nếu bạn muốn thiết kế huy chương riêng mang dấu ấn riêng của giải chạy thời gian sản xuất sẽ cần từ 7 đến 12 ngày, bao gồm cả khâu lên ý tưởng, thiết kế mẫu, duyệt và gia công hàng loạt.
Để đảm bảo tiến độ và có đủ thời gian kiểm duyệt chất lượng, quý khách nên đặt huy chương tối thiểu 10–15 ngày trước ngày tổ chức sự kiện.
Huy chương trao giải marathon có đắt không?
Chi phí của huy chương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất liệu sử dụng (kim loại, pha lê, gỗ...), kích thước, độ phức tạp của thiết kế, dây đeo, cũng như số lượng đặt hàng.
Nếu đặt số lượng lớn chi phí trên mỗi đơn vị thường được ưu đãi hơn. Và nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí có thể đặt vào các dịp đặc biệt để có giá tốt nhất.
Lời kết
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những 3 loại chất liệu như kim loại, pha lê, gỗ tự nhiên là được rất nhiều ban tổ chức lựa chọn cho giải đấu của mình. Mỗi một loại chất liệu sẽ có ưu và nhược điểm riêng để phù hợp với từng tiêu chí của giải đấu.
Dù bạn đang tổ chức giải chạy cho doanh nghiệp, cộng đồng hay quy mô toàn quốc hãy nhớ rằng: Chiếc huy chương không chỉ là phần thưởng. Đó là khoảnh khắc chạm tới tự hào, thắp sáng ngọn lửa đam mê trong mỗi vận động viên. Và lựa chọn chất liệu chính là bước đầu tiên để tạo nên khoảnh khắc đó.